Tất tần tật về món cao lầu Hội An-Quảng Nam gây nhớ thương 

Khi đến với thành phố Hội An, bạn sẽ không khó để bắt gặp những quán hoặc xe đẩy của các cô, các bà, các chị bán cao lầu, tạo nên một nét đặc trưng riêng cho ẩm thực Hội An. Hãy cùng chúng tôi khám phá món cao lầu Hội An-Quảng Nam này nhé!

Cao lầu đặc sản của Hội An

Dưới ánh đèn lồng, ngồi thưởng thức vị ngon của tô cao lầu đặc sản của Hội An, cũng mang đến cho mọi người những cảm xúc vô cùng thú vị, trải nghiệm đáng nhớ.

=>Xem thêm: Đặc sản Hội An làm quà, ý nghĩa mà ai cũng thích

CAO LẦU HỘI AN LÀ GÌ? VÌ SAO CÓ TÊN CAO LẦU? 

Cao lầu đặc sản của Hội An

Cao lầu là món ăn đặc sản của người Hội An-Quảng Nam. Thành phần chính của món cao lầu có sợi mì màu vàng, bên cạnh đó còn có thịt xíu, tôm, rau sống và miếng ram cao lầu chiên giòn. Cũng giống như món mỳ Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng nhưng đậm đà.

Rất nhiều du khách, cũng như người dân địa phương tò mò về cái tên cao lầu. Thật ra cái tên này cũng có nguồn gốc của nó. Khi xưa Hội An là phố cảng nên các thương gia đến rất là đông. Họ thường chọn quán có lầu cao để ngồi vừa thưởng thức món ăn, vừa trông coi hàng hoá, ngắm cảnh đẹp, nên có thể đây là nguồn gốc của tên món ăn cao lầu.

Chính vì vậy mà ngày xưa những quán cao lầu thường có lầu cao phục vụ cho giới thượng lưu. Chứ không như ngày nay cao lầu được bán ở khắp góc phố, con đường Hội An.

CÁCH LÀM SỢI CAO LẦU HỘI AN

Cao lầu đặc sản của Hội An

Sợi cao lầu chính là tinh tuý của món ăn này và để làm ra phải thật kỳ công và cực nhọc. Người làm cao lầu phải thức dậy từ khuya 1-2 giờ sáng rồi làm tới 6h sáng hôm sau.

Đầu tiên người ta sẽ đem gạo thơm ngâm với nước tro. Không phải tro nào cũng sử dụng được mà tro phải được đốt từ vùng núi Cù Lao Chàm. Gạo ngâm xong sẽ được đem đi vo cho thật sạch rồi xay thành bột nước. Xay xong người ta dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, đặc khô.

Tiếp đến người ta cho hỗn hợp bánh ra mặt phẳng và dùng dụng cụ giống như cây lăn, để lăn bột ra thành từng miếng có độ dày vừa phải.

Sau đó cho từng miếng bột lên máy và thái thành từng sợi. Sợi cao lầu sẽ được cho vào nồi luộc vài lần.

Nhờ quá trình làm cẩn thận như vậy sợi cao lầu để được rất lâu mà không lo bị hư.

=>Xem thêm: Những món ăn đặc sản của Hội An thu hút khách du lịch

TÔ CAO LẦU HỘI AN-QUẢNG NAM CÓ GÌ? 

Để làm tô cao lầu, đầu tiên người ta sẽ cho những sợi cao lầu và giá vào nước sôi để trụng. Khi trụng phải thật nhanh và khéo để sợi cao lầu mềm dai, không bị quá mềm. Sau đó cho vào tô rồi cho vài lát thịt xá xíu (thịt được chiên vàng ươm rất hấp dẫn), rồi cho tóp mỡ lên trên, thêm vài miếng cao lâu chiên giòn. Rồi chan nước dùng đậm đà vào.

Cao lầu đặc sản của Hội An

cao lầu đặc sản Hội An

Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sực sực của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng. Đặc biệt  rau sống ở đây được lấy ở Trà Quế (vùng trồng rau sạch, ngon, nổi tiếng ở Hội An). Nhờ vậy mà tô cao lầu đặc sản Quảng Nam tăng thêm phần hấp dẫn.

CÁCH NẤU CAO LẦU HỘI AN TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN

Nguyên liệu

  • Sợi cao lầu tươi hoặc khô (nếu mọi người mua sợi cao lâu khô thì đem đi rửa sạch, sau đó ngâm trong nước 2 tiếng cho nở. Rồi sau đó cho vào nồi nước luộc chín. Mọi người có thể tìm hiểu đặt mua sợi cao lầu khô và cách sơ chế.
  • Cao lầu miếng
  • Thịt heo
  • Tỏi
  • Hành tím
  • Các loại gia vị: nước tương, ngũ vị hương, đường, muối
  • Nước dùng hầm xương
  • Ớt
  • Giá
  • Rau thơm: húng lủi, quế, ngò, hành lá

Sơ chế nguyên liệu

  • Hành tỏi, băm nhỏ
  • Ớt cắt lát
  • Chiên ram cao lầu
  • Rau thơm mọi người lặt rửa sạch.
  • Giá rửa sạch
  • Thịt heo cắt miếng lớn, sau đó rửa sạch.

Chiên ram cao lầu

Thường khi mua cao lầu sợi, thì người bán sẽ cho thêm miếng cao lầu. Mọi người bắt chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng cho miếng cao lầu vào chiên cho phồng, vàng để có được miếng ram cao lầu.

Xíu thịt và nấu nước dùng cao lầu Hội An

Cách nấu cao lầu Hội An

Mọi người bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng cho tỏi, hành tím băm vào phi thơm. Khi hành tỏi vàng thơm cho nước tương, nước dùng hầm xương, ngũ vị hương, đường muối vào. Tiếp đến cho thịt đã cắt thành từng miếng lớn vào rim với lửa nhỏ trong khoảng 2 tiếng.

Sau khi rim 2 tiếng mọi người nêm nếm lại vớt thịt ra, cắt thành từng miếng vừa ăn. =>Nếu mọi người muốn làm chỉnh chu hơn thì có thể xem: Cách làm thịt xá xíu cao lầu Hội An.

Còn phần nước sốt trong nồi sẽ chan làm nước dùng cho món cao lầu.

Thưởng thức cao lầu Hội An

Hướng dẫn cách nấu cao lầu hội An

Cho giá vào tô, cho sợi cao lầu vào, cho thịt xíu thái lác, rau thơm, ram khô, vài lát ớt, sa tế Hội An lên trên, rồi chan nước sốt vào trộn đều thưởng thức.

=>Xem thêm: Ăn gì ở Hội An vừa ngon và rẻ?

CAO LẦU TIẾNG ANH LÀ GÌ?

Nhiều người thắc mắc cao lầu tiếng Anh là gì? để có thể giới thiệu với bạn bè nước ngoài. Thì chúng tôi tìm hiểu có 2 cách gọi tiếng Anh đối với món cao lầu Hội An.

Cách 1: High floor dishes-diễn giải cho từ “Cao Lầu” món ăn trước đây được phục vụ trên lầu cao.

Cách 2: Cao Lau Noodle-vì đây món mì đặc trưng do người Hội An làm ra.

Bên cạnh đó hiện nay món Cao Lầu được biến tấu với nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của thực khách như cao lầu thịt: meat-Cao Lau Noodle; Cao Lầu gà: chicken-Cao Lau Noodle; Cao Lầu chay: Vegetarian-Cao Lau Noodle.

Hy vọng với chia sẻ trên mọi người sẽ trả lời được câu hỏi Cao Lầu tiếng Anh là gì? Từ đó có thể giới thiệu với những người bạn nước ngoài về một món ăn đặc sản hấp dẫn của Hội An.

CAO LẦU VÀ MỲ QUẢNG

Cao lầu và mỳ Quảng đều là món ăn đặc sản của người Quảng Nam, được bán khá nhiều ở Hội An và cả 2 có dạng sợi nên nhiều người tưởng là giống nhau. Nhưng thật ra đây hoàn toàn là 2 món ăn khác nhau:

Khác nhau về sợi mì Quảng và sợi cao lầu

Cao lầu và mì Quảng

Sợi mì Quảng màu trắng được làm từ bột gạo (ngày nay người ta biến tấu tạo thêm màu vàng từ nghệ, màu nâu từ gạo lứt,…). Để làm sợi mì Quảng người ta a đem gạo đi ngâm, vo sạch, sau đó đem đi xay thành bột gạo nước. Tiếp đến người ta sẽ đem đi tráng thành tứng bánh tròn (giống như tráng bánh tráng), rồi cắt thành sợi. Do vậy sợi mì Quảng mềm mỏng.

Còn sợi cao lầu có màu nâu, cũng được làm từ gạo như trải qua nhiều công đoạn. Gạo đem đi ngâm, sau đó xay thành bột nước, rồi tiến hành lóng lấy bột. Sau đó người ta lấy bột lóng được cho vào chảo lớn và nấu đến khi bột đặc sệt. Tiếp đến cho bột lên vĩ hấp chín, rồi cán ra thành từng miếng, cắt thành từng sợi cao lầu. Sau đó mang sợi cao lầu đi hấp cho chín, sợi cao lầu có độ mềm dài sực sức.=>Mọi người có thể tìm hiểu thêm về cách làm sợi cao lầu.

Khác nhau cách chế biến

Cao lầu Hội An ngon

Mì Quảng được nấu đơn giản, các nguyên liệu dùng để làm nhưn mì Quảng thịt gà, thịt bò, thịt heo,…Các nguyên liệu sẽ được ướp với các gia vị củ nén, dầu đậu phộng, hành, tiêu, tỏi, nước mắm, hạt nêm, nghệ,…Sau đó xào nấu và cho ít nước vào để có nước dùng chan. Mì Quảng ăn cùng với rau sống, bánh tráng gạo nướng.

cao lầu và mì Quảng Hội An

Còn với cao lầu thường người ta chỉ dùng thịt heo. Thịt sẽ được cắt thành từng khối, sau đó ướp với các gia vị đặc biệt không thể thiếu là ngũ vị hương và nước tương. Sau đó người ta đem thịt đi xíu và dùng chính nước thịt xíu này để chan vào tô cao lầu. Còn thịt xíu sẽ được cắt thành từng lát mỏng cho lên trên. Một nguyên liệu ăn kèm với cao lầu nhất miếng cao lầu chiên giòn.

Hy vọng với chia sẻ trên mọi người sẽ hiểu hơn về 2 món đặc sản Cao Lầu và Mỳ Quảng.

Mọi người muốn mua đặc sản của Quảng Nam làm quà thì có thể liên hệ với chúng tôi qua những cách dưới đây:

  • Hotline/Zalo: 0973.89.50.89 (Ms.Nga)
  • Email: tranngadacssan@gmail.com
  • Fanpage: facebook.com/dacsanngoncanuoc/
error: Content is protected !!