Những món bánh đặc sản miền Nam làm quà và thưởng thức

Miền Nam không chỉ đẹp bởi tình người, sự hào sảng, mà còn chiều lòng du khách bởi những món đặc sản thú vị và hấp dẫn. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với mọi người những món bánh đặc sản miền Nam làm quà và thưởng thức.

Bánh đặc sản miền Nam

CÁC MÓN BÁNH ĐẶC SẢN MIỀN NAM

Dưới đây các loại bánh đặc sản miền Nam mà mọi người có thể mua về thưởng thức cũng như làm quà.

Bánh pía

Bánh đặc sản miền Nam-bánh pía

Món bánh đặc sản miền Nam đầu tiên phải kể đến đó là bánh pía. Món bánh có hình dáng tròn bẹp, vỏ bánh có nhiều lớp mỏng mềm bùi, còn lớp nhân bên trong đặc biệt có sầu riêng béo thơm. Món bánh này dễ dàng chinh phục vị giác của bất cứ thực khách nào từ già cho đến nhỏ. Bánh có nhiều loại nhân khác nhau cho mọi người lựa chọn như sầu riêng đậu xanh, sầu riêng-khoai môn, sầu riêng-đậu xanh-trứng muối, Khóm-sầu riêng, …có bánh chay, và cả bánh ít đường. Bánh đóng trong túi/hộp với thiết kế đơn giản mà đẹp phù hợp để mọi người mua về làm quà biếu cho ngừời thân, bạn bè của mình.

=>Mời xem thêm: Bánh pía Sóc Trăng

Bánh tráng phơi sương

bánh đặc sản miền nam-bánh tráng phơi sương

Một món bánh ăn vặt đặc sản miền Nam được rất nhiều người yêu thích đó là bánh tráng phơi sương của Tây Ninh và Củ Chi. Bánh được làm bằng bột gạo, đem tráng, phơi khô, rồi đem phơi sương. Bánh thấm hương vị của đất trời nên mềm dẻo và ngon. Thường bánh tráng phơi sương sẽ được cho vào túi zip hoặc bịch, kèm theo đó là túi nhỏ hành phi, sa tế, muối tôm, đậu phộng rang và những trái tắc để mọi người ăn kèm.

Ta nói những lúc buồn miệng mà đem bánh tráng phơi sương ăn vặt ra nhai thì hợp lý vô cùng, cơ thể như được nạp nguồn năng lượng mới.

Bánh bông lan trứng muối

bánh đặc sản miền Nam-bánh bông lan trứng muối

Một trong những loại bánh đặc sản miền Nam mà chúng tôi muốn kể đến tiếp theo đó là bánh bông lan trứng muối. Những chiếc bánh bông lan nhỏ xinh, bên dưới là bánh mềm mịn thơm, phía trên là lớp chà bông ngọt dai và miếng pho mai béo thơm. Chỉ nhìn thôi là đã muốn ăn ngay.

Những lúc cần nạp năng lượng cho cơ thể ăn miếng bánh đặc sản miền Nam này rồi uống tách trà thơm thì còn gì bằng.

Bánh tét

Bánh đặc sản miền Nam-bánh tét

Nếu như người miền Bắc có món bánh chưng dẻo ngon, thì người miền Nam có món bánh tét được gói hình trụ dài được rất nhiều người yêu thích.

Bánh tét miền Nam ngoài nhân thịt đậu xanh và trứng muối, người ta còn làm nhân chuối. Người miền Nam còn làm bánh tét nhiều màu sắc với màu được lấy từ rau củ tự nhiên không chỉ ngon mà còn đẹp.

Bánh khoai mì nướng

Dọc những đường phố từ Đồng Nai đến TpHCM mọi người sẽ không khó nhìn thấy những chiếc xe hàng rong bán bánh khoai mì nướng toả ra mùi thơm lừng. Khoai mì được bào nhỏ đem trộn với bột, đậu xanh, nước cốt dừa rồi làm thành từng bánh tròn sau đó nướng lên, bánh bùi thơm ngon.

Bánh bò

Bánh đặc sản miền Nam-bánh bò

Món bánh đặc miền Nam mềm xốp, xé bên trong ra sẽ có những “rễ tre” mềm dai, chấm ăn cùng nước cốt dừa tuyệt vời. Bánh được làm bằng bột gạo hoặc bột bánh bò pha sẵn, người ta đem nhào bột với nước cốt dừa, cơm rượu hay cơm mẻ, hoặc là men sau đó đem ủ. Ủ xong người ta trộn với nước đường, tiếp tục đem ủ sau đó mới cho vào khuôn đem đi hấp chín.

Bánh ống lá dứa

Bánh đặc sản miền Nam-bánh ống lá dứa

Bánh được làm từ bột gạo nếp, trộn với dừa bào sợi, rồi người ta thêm ít nước cốt lá dừa vào để tạo màu xanh. Sau đó người ta cho vào bột vào những chiếc ống được đặt trên nắp nồi có thiết kế đặc biệt, dưới nắp nồi là nồi nước sôi để hấp cách thuỷ.

Khi bánh chín lấy ra cho lên bánh tráng rồi cho thêm dừa nạo, muối vừng cuộn lại và thưởng thức.

Bánh trước đây chỉ có ở Sóc Trăng nhưng rồi dần dần trở thành món ăn đường phố của Sài Gòn được rất nhiều người yêu thích.

Bánh lá dừa

Bánh lá dừa bao nhiêu calo

Món bánh đặc sản miền Nam nhỏ xinh được rất nhiều người yêu thích. Nếp người ta đem ngâm, rồi vo sạch; đậu đen hoặc đậu trắng cũng đem ngâm vài tiếng rồi vo sạch. Sau đó cho nếp và đậu ra rổ trộn đều với nhau và để ráo nước. Tiếp đến cho nước cốt dừa vào chảo, cùng xíu muối, khi nước sôi cho nếp và đậu vào xào. Xào đến khi nếp rút hết nước cốt dừa. Còn nhân bánh được làm bằng đậu xanh hoặc chuối.

Người ta lấy lá dừa non quấn thành ống, rồi cho nếp vào, sau đó cho nhân vào giữa, rồi cho nếp vào và gói lại dùng dây buộc cố định. Bánh gói xong sẽ được cho vào nồi để luộc chín. Bánh lá dừa mềm dẻo, ngon một cách mộc mạc. =>Mọi người có thể xem thêm: cách làm bánh lá dừa.

Bánh chuối nướng

Bánh đặc sản miền Nam-bánh chuối nướng

Một trong những món bánh đặc sản miền Nam phải kể đến đó là bánh chuối nướng. Để làm món bánh chuối nướng ngon thì phải có chuối xiêm chín, chuối càng chín càng ngon, bánh ngọt thơm.

Chuối xiêm đem lọt vỏ rồi đem ướp với đường, muối, đường, chum rượu trắng. Ướp khoảng 1 tiếng rồi cho chuối vào nồi, bắt lên bếp và nấu đến khi chuyển sang màu đỏ rồi mới tắt bếp. Một lưu ý để chuối có màu đỏ đẹp khi hầm phải đậy kín nắp.

Chuối hầm xong sẽ cắt thành lát mỏng hoặc có thể bóp nhuyễn. Tiếp đến nhào bột với nước cốt dừa rồi cho chuối vào trộn đều.

Lấy nồi thoa dầu ăn vào, sau đó cho hỗn hợp bột chuối đã trộn vào và bắt lên bếp nướng. Khi nướng dưới đáy nồi là 1 lớp than đỏ, lớn trên cho lớp than. Khi nướng dùng cây tăm chích vào bánh, tăm không dính bột, bánh dậy mùi thơm là đã đạt. Nướng bánh xong nhắc nồi xuống, để cho hơi muội, rồi cắt ra thưởng thức. Bánh chuối ngọt, béo của nước cốt dưa, dẻo của bột, ngon và hấp dẫn.

Ngày nay thay vì nướng than, thì người ta nướng bằng lò nướng. Ngoài ra còn sử dụng thêm các nguyên liệu như bánh mì, sữa tươi, bơ,…phù hợp với khẩu vị của thời nay. Bánh chuối nướng không chỉ bó hẹp trong gian bếp, mà còn xuất hiện khắp con phố, mời gọi thực khách khắp mọi miền đất nước.

Trên đây là các loại bánh đặc sản miền Nam chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật để mọi người có thể biết thêm về những món bánh ngon nơi đây. Mọị người có thể tìm hiểu thêm các món ĐẶC SẢN MIỀN NAM khác

=>Mời mọi người xem thêm: CÁC MÓN BÁNH KẸO ĐẶC SẢN MIỀN TRUNG

error: Content is protected !!