Tóm lượt
Có thể nói ẩm thực của nước ta vô cùng phong phú, dưới một cái tên chung là bánh tét, nhưng người ta phân ra rất nhiều loại với hương vị, màu sắc khác nhau. Cùng chúng tôi khám phá các loại bánh tét trong bài viết này.
Bánh tét Long An
Bánh tét mật cật
Bánh tét mật cật một đặc sản của Phú Quốc. Sở dĩ nó có cái tên này bởi người ta dùng lá mật cật để gói bánh thay vì lá chuối.
Lá mật cật xòe ra như lá cọ người ta thường dùng để làm nón, bánh tét gói bằng loại loại này để được lâu, giữ được độ mềm dẻo.
Thường trước khi dùng để gói bánh, cũng giống như lá chuối người ta đem lá mật cật đi phơi cho kéo và lau sạch để lá không bị rách.
Bánh bên trong cũng được làm bằng gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ. Nhưng cách gói khác so với bánh tét truyền thống. Không gói thành hình trụ tròn mà gói thành hình tam giác và đòn bánh được buộc chặt bởi dây gân lá mật cật.
Dùng dao cắt đòn bánh ra bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của bánh tét bốc lên, và thấy có 3 màu rõ rệt, màu xanh của nếp bao quanh phía ngoài, tiếp đến là màu vàng của đậu xanh, chính giữa trung tâm là màu trắng của thịt heo mỡ.
Ăn đòn bánh bạn cảm nhận được vị dẻo bùi của nếp, thơm ngon của đậu xanh và vị béo của thịt mỡ, tất cả hòa quyện lại với nhau, làm cho người ăn ngất ngây.
Bánh tét lá cẩm
Đây đặc sản của Cần Thơ, điều gây ấn tượng, hấp dẫn người ăn là bánh này có màu tím thẫm rất đẹp.
Lá cẩm sau khi được hái về, đem đi giã nát rồi vắt lấy nước sau đó ngâm với nếp. Lúc này hạt nếp không có màu trắng mà chuyển thành màu tím thẩm vô cùng đẹp mắt.
Để gói bánh tét lá cẩm người ta thường dùng nếp mù u hay nếp Thái Lan để ngâm trong nước lá cẩm. Sau đó, trải lá chuối ra, đổ nếp lên trên rồi dùng tay chẻ một đươngf ở giữa, rồi cho nhân đậu xanh, hột vịt múôi, thịt mỡ vào. Sau đó khéo léo gọi tròn lại và buộc dây thật chặt để bánh không bị vào nước.
Cắt đòn bánh ra, bạn sẽ ồ lên vì màu sắc quá đẹp của nó gồm có màu tím của nếp, vàng của đậu xanh, trứng, trắng của thịt mỡ và bạn muốn được ăn ngay.
Do có thêm lá cẩm nên màu sắc hương vị của bánh trở hấp dẫn vô cùng.
Bánh tét Trà Cuôn
Không giống như bánh tét mật cật, bánh tét lá cẩm cuốn hút người ta bởi cánh gói và màu sắc của bánh mà bánh tét Trà Cuôn được nhiều người yêu thích bởi hương vị của nó.
Để bánh tét vừa thơm ngon phải tìm mua cho được loại nếp sáp để gói, dùng nước ép rau ngót trộn chung với nếp để tạo mùi thơm và tạo màu. Nhân bánh tét cũng đậu xanh, thịt, mỡ nhưng có hương vị rất riêng nhờ tẩm ướp gia vị theo cách riêng của người Trà Cuôn.
Thưởng thức một miếng bánh thôi là bạn muốn được ăn nguyên cả đòn và không ngần ngại mua về làm quà cho người thân, bạn bè của mình để họ có cơ hội thưởng thức loại bánh hấp dẫn này.
Bánh tét cốm dẹp
Khi nếp lúa nếp vừa đỏ đuôi người ta thu hoạch rồi đem rang chín trên chảo. Khi nếp nóng nổ lốp bốp đổ nếp vào cối giã đều tay, cho ra những cốm dẹp màu trắng, thơm phức. Sau đó sàng sảy cho hết trấu càng.
Công đoạn kế tiếp là nạo dừa, thắng nước cốt dừa, bỏ cốm dẹp trộn đều, để cốm vài ba phút cho nếp mềm.
Nhân bánh tét cốm dẹp thường là đậu xanh cà, nấu tán nhuyễn, vò cục bằng nửa cổ tay. Trải lá chuối bỏ cốm dẹp vào, bỏ nhân lên gói lại như đòn bánh tét nhưng nhỏ hơn, dùng dây lát hay dây lùng cột lại, chứ không cột bằng dây ni lông.
Mở đòn bánh thơm ngào ngạt của nếp, vị béo của nước cốt dừa, ngọt của đường, bùi và thơm bùi của đậu xanh, ngon hết sẩy và mang đậm hương vị của đồng quê.
Bánh tét miền Trung
Người miền Trung sống mộc mạc, chân chất và những chiếc bánh tét họ làm ra cũng vậy, chỉ có nếp gói lá chuối và không có nhân bên trong.
Người ta đem gạo nếp đi vo, rồi cho ít muối, mì chính vào trộn đều lên, không có nhân gì cả.
Nhưng nhờ vậy mà chiếc bánh để được lâu, khi ăn có hương thơm ngon của nếp. Đặc biệt buổi sáng cắt bánh thành từng lát tròn rồi cho lên chảo chiên vàng, kẹp bánh tráng, chấm nước mắm để ăn thì ngon tuyệt.